SỮA CÔ GÁI HÀ LAN TỰ HÀO CÓ NGUỒN SỮA NGUYÊN LIỆU CHỌN LỌC VÀ AN TOÀN HƠN CHUẨN 11 LẦN
Sản lượng sữa Việt Nam năm 2018 đạt 936 ngàn tấn, tăng bình quân 15% nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, vùng cung cấp sữa tươi nguyên liệu luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều thương hiệu sữa quan tâm. Mỗi hãng có cách riêng của mình để giải bài toán kinh doanh và vẫn đảm bảo được các chuẩn chất lượng. Với Cô Gái Hà Lan, sở hữu di sản và hơn 145 kinh nghiệm trong ngành sữa, họ đã có những bước đi bền vững ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Việt Nam cho bài toán sữa nguyên liệu.
Sữa nguyên liệu chuẩn: không chỉ là tiền đề kinh doanh mà còn là sứ mệnh
Những doanh nghiệp toàn cầu có tiếng nói quyết định đến ngành mình đang kinh doanh như Cô Gái Hà Lan luôn có bức tranh toàn cảnh về ngành. Họ ý thức được rằng mỗi bước đi và hành động của mình, không chỉ là để phát triển thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp mà mình đang dẫn đầu.
Từ triết lý kinh doanh “nuôi dưỡng từ thiên nhiên”, sự vững chải và uy tín của Cô Gái Hà Lan nằm ở việc từng chủ trang trại cũng chính là thành viên chủ chốt của quá trình phát triển doanh nghiệp. Cùng với sự triển khai kinh doanh nhất quán tại tất cả các đất nước mà Cô Gái Hà Lan có trụ sở. Cô Gái Hà Lan đầu tư vào chủ nông trại, cùng chủ nông trại phát triển ngành sữa. Vì họ tin, đây là cách sẽ tạo ra sự tăng trưởng ổn định cả về số lượng và chất lượng sữa nguyên liệu. Không chỉ cho Cô Gái Hà Lan, mà cho cả chủ nông trại, cho toàn ngành.
Cô Gái Hà Lan luôn đồng hành cùng chủ nông trại để trong việc thu hoạch sữa nguyên liệu tốt
Những bước đi chiến lược, địa phương hóa bài toán toàn cầu
Chương trình Phát triển ngành sữa đã cho thấy tầm vóc của triết lý kinh doanh này. Thương hiệu triển khai sâu rộng đến từng hộ nông dân phương thức chăn nuôi bò, cơ bản đến từng bước về chọn giống, làm chuồng trại, chăm sóc và cho ăn cũng như vắt sữa bò. Mỗi bước đều tuân theo quy chuẩn quốc tế, được địa phương hóa để phù hợp với hoàn cảnh tiếp nhận chuyển giao của từng địa phương.
Tại Việt Nam, hơn 2.500 nông dân trải dài khắp đất nước, với các nông trại tại những khu vực có đàn bò sữa lớn như Long An, Lâm Đồng, Củ Chi, Hà Nam, Vĩnh Phúc … đã tham gia và gắn bó cùng Cô Gái Hà Lan thông qua Chương trình Phát triển ngành sữa trong suốt thời gian vừa qua. Có rất nhiều hoạt động được địa phương hóa để người nông dân có thể tiếp cận và cùng xây dựng. Trong đó, điển hình là mô hình “Chuẩn chăn nuôi bò sữa 5 tốt”: Đảm bảo sức khỏe đàn bò sữa, vệ sinh vắt sữa tốt, đảm bảo thức ăn và nước uống, chăm sóc bò tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn tại trang trại.
Các chuyên gia Hà Lan tập huấn cho nông dân Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Phát triển ngành sữa
Những con số ấn tượng đến từ Chương trình Phát triển ngành sữa chính là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Cô Gái Hà Lan trong việc xây dựng chất lượng tiêu chuẩn quốc tế cho nguồn sữa tươi nguyên liệu của nông dân Việt. Theo công bố gần đây, số đếm tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu Cô Gái Hà Lan đang ở mức 260.000 CFU/ml - thấp hơn 11 lần so với quy chuẩn Việt Nam. Khi đến tay người tiêu dùng, từng hộp sữa tươi Cô Gái Hà Lan còn đạt chuẩn 4 không: không dư lượng thuốc trừ sâu, không dư lượng kháng sinh, không màu hóa học, không chất bảo quản.
Với sứ mệnh cùng nông dân Việt tạo ra dòng sữa chất lượng tốt nhất từ việc chăn nuôi bò tại địa phương, Cô Gái Hà Lan là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam chi trả và thưởng cho nông dân dựa trên chỉ tiêu tổng số vi sinh vật hiếu khí trong sữa tươi nguyên liệu và sở hữu máy đếm Bactoscan – thiết bị kiểm tra mức độ vệ sinh của sữa hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Chú thích: Cô Gái Hà Lan tự hào sở hữu thiết bị kiểm tra mức độ vệ sinh của sữa tươi hiện đại bậc nhất thế giới
Đồng hành cùng nông dân để phát triển nguồn sữa tươi nguyên liệu cả về chất lượng lẫn số lượng, Cô Gái Hà Lan đã giúp người tiêu dùng Việt Nam yên tâm hơn khi có thể chọn dùng nguồn sữa Việt Nam theo chuẩn chất lượng của đất nước được biết đến là cái nôi của ngành sữa toàn cầu.